Phương pháp nghiên cứu 3 

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 28 - 30)

L ỜI CẢM ƠN iii 

5. Phương pháp nghiên cứu 3 

Thu thập tư liệu, tài liệu; các công trình đã được nghiên cứu trước đây; phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp; tổng hợp các kết quả nghiên cứu, các tư liệu liên quan đến nội dung của luận văn.

5.2. Phương pháp sử dụng dữ liệu từ hệ thông tin địa lý (GIS)

Xây dựng mô hình số độ cao (DEM) từ hệ thông tin địa lý (GIS); xây dựng, quản lý các thông tin hiện trạng bề mặt, độ dốc, vách trượt,... Phân tích thông tin hiện trạng và đề xuất giải pháp, đánh giá, cảnh báo nguy cơ xảy ra trượt,...

5.3. Phương pháp sử dụng ảnh viễn thám

Sử dụng ảnh vệ tinh nhằm hỗ trợ trong việc xác định, nhận biết, đánh giá và kiểm chứng các đối tượng như hệ thống giao thông, thủy hệ, lớp phủ bề mặt,... trong quá trình xử lý tư liệu GIS.

5.4. Phương pháp tích hợp GIS và viễn thám

- Trên cơ sở khai thác từ dữ liệu GIS, xây dựng các yếu tố thành phần là nguyên nhân gây nên trượt đất.

- Với sự hỗ trợ của tư liệu viễn thám, nhằm kiểm chứng và đánh giá tính chính xác, phù hợp của từng lớp đối tượng giữa dữ liệu nền với thực địa.

- Sử dụng các công cụ GIS để chồng các lớp thông tin lên bản đồ nền để thành lập bản đồ cảnh báo trượt đất.

5.5. Phương pháp phân tích thống kê

Các số liệu thống kê được thu thập từ các cơ quan lưu trữ đầu ngành, qua quá trình xử lý, phân tích (như phương pháp phân tích thứ bậc AHP) sẽ bổ sung thêm nội dung cho bản đồ cảnh báo trượt đất và là cơ sở để đánh giá tính ưu việt của các thông tin thu được từ bản đồ mới thành lập và làm cơ sở cho việc dự báo cũng như phòng tránh những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)